CFO là ai? CFO nghĩa là gì? CFO là viết tắt của thuật ngữ nào? Công việc của CFO là gì? Vai trò của Giám đốc tài chính là gì? Trở thành Giám đốc tài chính có khó không? Trong bài viết dưới đây, Smart Train sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết về công việc đặc biệt này, cũng như lộ trình để trở thành một CFO xuất sắc.
Menu
CFO là ai?
CFO nghĩa là gì? CFO là viết tắt của Chief Financial Officer hay Giám đốc tài chính, là người chịu trách nhiệm đối với các nhiệm vụ liên quan đến quản lý tài chính, chẳng hạn: nghiên cứu, phân tích, xây dựng và xử lý các tình huống bất lợi liên quan đến tài chính của tổ chức.
Qua đó, lập kế hoạch tài chính, khai thác và sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp một cách hợp lý và hiệu quả. Đồng thời, đưa ra cảnh báo với những rủi ro tiềm ẩn dựa trên việc phân tích tài chính của đơn vị.
Công việc của CFO
Giám đốc tài chính có 4 vai trò chính bao gồm:
- Operator: Đảm bảo hoạt động tài chính của doanh nghiệp ổn định và hiệu quả.
- Strategist: Đề xuất chiến lược phát triển cụ thể hoặc nâng cao hiệu quả cho chiến lược phát triển chung của công ty theo các giai đoạn.
- Steward: Quản lý rủi ro và tính xác thực của sổ sách, giấy tờ nhằm bảo vệ tài chính và tài sản của doanh nghiệp.
- Catalyst: Thấm nhuần tư tưởng về tư duy tài chính trong doanh nghiệp.
Chi tiết hơn, mô tả công việc của CFO bao gồm các hoạt động như:
- Hoạch định chiến lược tài chính
- Theo dõi, đánh giá và đo lường hoạt động tài chính của công ty.
- Quản trị rủi ro tài chính.
- Kết hợp với giám đốc marketing, giám đốc đối ngoại trong việc thiết lập ngân sách cho các hoạt động, kế hoạch cụ thể.
- Quản lý công nợ, và hỗ trợ hoạt động kiểm toán.
- Báo cáo tài chính, v.v.
Yêu cầu cần có của CFO
Để trở thành CFO bạn cần đáp ứng những yêu cầu gì? Tham khảo ngay phần thông tin dưới đây để biết các thông tin chi tiết nhé.
- Kiến thức: Ở vị trí Giám đốc tài chính, bạn phải là người sở hữu nền tảng kiến thức vững chắc về tài chính – kế toán, kinh tế nói chung, thị trường, v.v.
- Kỹ năng: CFO là người cần sở hữu và thành thạo các kỹ năng như: giao tiếp, lãnh đạo đội/nhóm, phân tích tài chính, quản trị doanh nghiệp, đàm phán, giao tiếp, ra quyết định, làm việc dưới áp lực công việc lớn, v.v.
Lộ trình trở thành Giám đốc tài chính
Cũng giống như những vị trí cấp cao khác, để trở thành một CFO bạn cần phải vượt qua nhiều thử thách và yêu cầu khác nhau. Dưới đây là con đường đưa bạn đến vị trí CFO trong tương lai.
Tốt nghiệp bằng cử nhân chuyên ngành liên quan
Để trở thành một Giám đốc tài chính, bạn bắt buộc phải sở hữu nền tảng kiến thức vững vàng trong lĩnh vực tài chính, kế toán. Bởi trình độ của CFO bao gồm trình độ học vấn và bằng cấp của họ. Bởi vậy, việc tốt nghiệp tốt nghiệp các chuyên ngành liên quan sẽ giúp bạn rất nhiều trên con đường trở thành Giám đốc tài chính.
Ngoài ra, bạn cũng có thể học thêm các chương trình MBA chuyên về kế toán – tài chính, hoặc MBF để nâng cao kiến thức và trình độ chuyên môn. Theo đó, phần lớn những người có mong muốn phát triển lên cao trong lĩnh vực kế toán, tài chính và trở thành CFO đều học lên cao học.
Bên cạnh việc, nâng cao kiến thức, quá trình học cao học còn giúp bạn xây dựng mối quan hệ rộng mở với giảng viên và đồng nghiệp trong ngành. Điều này cực kỳ hữu ích với bạn trong quá trình tìm việc.
Thi các chứng chỉ chuyên nghiệp về lĩnh vực
Ngoài việc theo học các chương trình MBA hay MBF, bạn có thể theo đuổi thêm các chứng chỉ kế toán chuyên nghiệp như CMA – chứng chỉ kế toán quản lý và CPA – chứng chỉ kế toán công chứng.
Việc sở hữu một hoặc cả hai chứng chỉ đem lại mức lương tốt hơn so với những người không sở hữu.
Mặc dù CPA và CMA đều có thể hỗ trợ bạn trở thành CFO nhưng sự khác nhau trong lĩnh vực chuyên môn hóa của từng chứng chỉ có thể ảnh hưởng đến sự nghiệp của bạn. CPA tập trung vào lĩnh vực thuế, kiểm toán, và hoạt động tuân thủ.
Trong khi đó, CMA tập trung vào hoạt động ra quyết định, lập kế hoạch và dự báo. Điều này khiến CMA trở thành lựa chọn phù hợp với những người theo đuổi vị trí CFO.
Tìm hiểu thêm các khóa học ngắn hạn của Smart Train tại đây
Tích lũy kinh nghiệm một cách toàn diện
Không dừng lại ở vai trò trong lĩnh vực kế toán, CFO còn đóng vai trò quan trọng trong đa dạng lĩnh vực như CNTT, Nhân sự, Chuỗi cung ứng, Quan hệ với nhà đầu tư, v.v.
Do đó, việc tích lũy kinh nghiệm toàn diện là một giai đoạn quan trọng trước khi bạn trở thành một CFO tài năng, xuất sắc.
Phát triển kỹ năng quản lý
Chắc chắn rồi, để đảm nhận vị trí CFO bạn bắt buộc phải thành thạo các kỹ năng của nhà lãnh đạo. Do đó, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường bạn hãy tích cực trau dồi và phát triển.
Nhờ việc sở hữu kỹ năng quản lý xuất sắc và ấn tượng sẽ giúp bạn trở nên nổi thật hơn so với các ứng viên khác.
Thiết lập một sự nghiệp vững chắc
Khi đã xác định trở thành một CFO, bạn cần suy nghĩ chắc chắn về chiến lược của bản thân như: nơi bạn sẽ làm việc, làm thế nào để xây dựng mối quan hệ hữu ích, v.v.
Tuy nhiên, phải mất nhiều năm để bạn có thể thăng tiến lên các vị trí điều hành. Theo đó, độ tuổi trung bình của CFO tại các tập đoàn hàng đầu là trên 50 tuổi. Do đó, nếu bạn muốn bản thân là ngoại lệ, hãy bắt đầu trau dồi kinh nghiệm tại vị trí CFO thực tế mà không cần chờ thăng chức.
Nếu sở hữu các loại bằng cấp phù hợp chẳng hạn như CMA thì bạn có thể bắt đầu thực hành với vị trí Giám đốc tài chính ảo.
Tạm kết
Trên đây là những chia sẻ về chủ đề “CFO là gì? Lộ Trình Trở Thành Giám Đốc Tài Chính”. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có thể hiểu hơn về vị trí Giám đốc tài chính và có thể xây dựng định hướng nghề nghiệp rõ ràng cho bản thân trên hành trình trở thành một CFO.
Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi nào, đừng ngần ngại để lại bình luận để được Smart Train hỗ trợ giải đáp nhé.
Nguồn: https://glints.com/vn/blog/cfo-nghia-la-gi-vai-tro-trong-cong-ty/