Giám đốc tài chính (CFO) nào cũng có những thói quen này!

Chia sẻ ngay

Ở vị trí Giám đốc tài chính (CFO), việc cân bằng giữa công việc và cuộc sống chỉ có trong tưởng tượng. Danh sách làm việc dài đằng đẳng, và áp lực để trở nên vượt trội – tạo ra kết quả tốt cho các chiến lược lớn, hầu như từng chi tiết đều phải chính xác là vô cùng lớn.

Người ta dễ dàng chỉ ra một người CFO ở bất kỳ công ty nào dù quy mô lớn hay nhỏ, dù đang gặp khó khăn hay trong đà tăng trưởng thì chứng ta đều có thể nhận định rằng, “Đó là một người cuồng công việc.”

Thói quen của CFO

Cân bằng cuộc sống và công việc

“Cuồng công việc có tốt?” Câu trả lời là không theo Jack McCullough – người đã từng làm CFO cho không ít hơn 26 công ty khởi nghiệp. Ông đã nói trong một hội thảo trên website gần đây rằng: “Làm người cuồng công việc là một sai lầm. Người như vậy không phải là những người có hiệu suất làm việc dài hạn tốt nhất. Có những lúc trong sự nghiệp của mình chúng ta phải làm việc 80 – 90 giờ một tuần và bỏ qua những thứ khác. Nhưng đó không phải là chiến lược dài hạn khôn ngoan. “

Theo quan điểm của ông, công thức hiệu quả cho một CFO thành công bao gồm rất nhiều thứ khác: gia đình, bạn bè, đọc sách (và không chỉ là sách kinh doanh), tập thể dục, sở thích và dịch vụ cộng đồng. Và “Nếu cấp trên yêu cầu bạn bỏ qua kỳ nghỉ với gia đình mình thì cứ bỏ, nhưng bắt đầu tìm việc mới luôn & đền bù lại cho gia đình mình”.

Đọc thêm: Lộ trình trở thành một CFO giỏi trong kỷ nguyên 4.0

Quan trọng là cân bằng giữa làm việc và cuộc sống lành mạnh mà McCullough đã đưa vào danh sách “10 Thói quen của người CFO hiệu quả“, đó là tiêu đề của buổi hội thảo website này. Ông nói: “Nếu bạn không muốn làm điều đó cho bản thân hoặc gia đình, hãy làm điều đó cho công ty của bạn, bởi vì bạn sẽ hoàn thành công việc tốt hơn.”

Lãnh đạo có đạo đức

Nhìn chung, các CFO mà McCullough phỏng vấn đã xác định đây là đặc điểm quan trọng nhất. “Các CFO hiếm khi nói dối – ADN bẩm sinh của họ là thế,” ông nói. “Nhưng phải có đạo đức hơn thế nữa.”

Đọc thêm: CFO có nên là một kế toán viên không? Từ Stathis Gould, Giám đốc – Luật sư của tổ chức IFAC

Các CFO được kỳ vọng là người có đạo đức nhất trong công ty, ông lưu ý. Họ cần “tiết lộ đầy đủ và chính xác tất cả các thông tin liên quan đến tất cả các bên có liên quan. Và họ luôn phải đánh giá nhu cầu của tất cả, từ cổ đông, nhà đầu tư, khách hàng, nhân viên, đến nhà cung cấp, và thỉnh thoảng là cả xã hội nói chung. “

Học hỏi liên tục

Bao gồm cả “Học hỏi liên tục”, và đây là cách mà McCullough chuẩn bị cho bài trình bày của mình với một ví dụ hoàn hảo:

McCullough là người sáng lập và giám đốc điều hành của Hội đồng Lãnh đạo CFO, một tổ chức mạng lưới giáo dục đã 12 năm tuổi dựa trên cơ sở hội viên (membership-based), hiện đang có 23 chi nhánh trên khắp nước Mỹ. Trên cương vị này, ông có cơ hội quen biết hàng trăm thủ lĩnh về tài chính. Nhưng với hội thảo sắp tới, ông lại không dựa vào các cuộc trò chuyện trước đây của mình với họ, hay dựa vào kinh nghiệm lâu dài của ông trên cương vị CFO. Thay vào đó, ông cẩn thận phỏng vấn hàng chục CFO để tìm ra những đặc điểm mà họ cho là động lực thúc đẩy sự thành công của bản thân.

thói quen của giám đốc tài chính

Đối với việc học hỏi liên tục, hầu hết các CFO mà ông đã trò chuyện đều rất tò mò “theo cách trí thức”, ông nói. Ví dụ, phần lớn trong số họ có bằng MBA, loại bằng mà các chuyên gia tài chính thường lấy chỉ sau khi họ bắt đầu sự nghiệp. Và tất cả đều đọc sách.

Đọc thêm: Địa Vị Pháp Lý Của Giám Đốc Tài Chính Trong Doanh Nghiệp

Tìm cố vấn và Tư duy chiến lược

“Nhiều người trong số họ đánh giá cao các nhà cố vấn”, McCullough nói thêm. Ông lưu ý, để tìm một người hướng dẫn thì các thành viên hội đồng quản trị là một chiến lược tốt, vì hầu hết họ có rất nhiều mối liên lạc cấp cao. Ông khuyên các CFO, hoặc những người mong muốn tìm việc về tài chính, nên tìm cố vấn từ bên ngoài tổ chức của mình, “bởi có thể bạn sẽ rất ngại khi phải nói với sếp rằng mình cần được cố vấn vì không hiểu rõ một số điều hoặc cần thêm kiến thức chuyên môn toàn diện hơn.”

Giám đốc tài chính (CFO) nào cũng có những thói quen này!

Hầu hết các “thói quen” hiệu quả trong danh sách đều không có gì gây bất ngờ – ví dụ như “Tư duy chiến lược.” “Lưu ý rằng các CFO lạc hậu thường được biết đến là những người luôn nói “không” khi cần chi cho các sáng kiến mới,” McCullough nhấn mạnh, “Hãy là một CF-GO, không phải là CF-NO. Bạn muốn tham gia vào việc hiện thực hóa điều đó, chứ không phải là kìm hãm nó.”

Là một người cố vấn đáng tin cậy

Tất nhiên nó có nghĩa là tư vấn cho CEO, cấp trên trực tiếp của CFO. Tuy nhiên, McCullough nhấn mạnh, việc trở thành người cố vấn đáng tin cậy cho ban giám đốc, đại diện cho lợi ích của các cổ đông thậm chí còn quan trọng hơn. Ông đã kể một câu chuyện nhỏ để chứng minh ý của mình.

Đọc thêm: CFO là gì ? Tất tần tật về CFO

Vào một trong những thời điểm mà sự nghiệp của ông chững lại, công ty đã đối mặt với các vấn đề về nhận dạng doanh thu. CEO đã yêu cầu ông không nói cho “Bob” – chủ tịch hội đồng kiểm toán, biết về chuyện này. “Nếu muốn chắc chắn 100% rằng tôi sẽ gọi cho Bob, đó là điều duy nhất ông ta nên nói,” McCullough lưu ý. “Bây giờ ông ta buộc tôi gọi cho Bob, bởi vì nhiệm vụ ủy thác của tôi là với các cổ đông. Và tôi đã nói với ông ta rằng tôi sẽ báo, và tôi đã báo. “

Nắm vững kỹ năng thỏa thuận

Chủ chốt ở đây là khả năng xác định các cơ hội và rủi ro, chứ không chỉ đơn giản là đàm phán thỏa thuận. Một số CFO mà McCullough phỏng vấn đã nói về sự thay đổi tư duy họ đã trải qua ở một thời điểm nào đó trong sự nghiệp, khi họ bắt đầu tập trung vào việc tạo ra các cơ hội hơn là chỉ giải quyết vấn đề.

Điều này không nhằm làm giảm tầm quan trọng của kỹ năng liên quan đến việc giải quyết vấn đề, ông nói, nhưng “thế giới của họ đột nhiên thay đổi” khi họ bắt đầu suy nghĩ về mục đích, ví dụ như tạo ra cơ hội phát triển.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *